Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

  25/03/2022

Từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp đã hợp tác với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai thực hiện dự án “Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.

Hội nghị báo cáo kết quả phương án

Với quy mô của dự án là trên toàn bộ tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn. Và với mục tiêu: “Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững, đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực; triển khai thực hiện quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch sử dụng đất; tập trung công tác bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, các hệ sinh thái rừng đặc trưng, các loài động – thực vật rừng quý hiếm, nguy cấp bị đe dọa, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng bằng các biện pháp lâm sinh phù hợp; quan tâm, chú trọng phát triển về du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng, dịch vụ môi trường rừng; xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp kết hợp qua đó từng bước tự chủ về tài chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”.

Bản đồ thành quả phương án QLRBV

Chúng tôi đã rà soát, đánh giá, cập nhật bổ sung hiện trạng rừng và sử dụng đất, hiện trạng các hệ sinh thái rừng, khu hệ thực vật rừng, khu hệ động vật rừng. Đồng thời rà soát, kế thừa, cập nhật bổ sung điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tình hình sinh trưởng và năng suất của các loài cây rừng trên các nhóm lập địa chính có trong khu rừng xây dựng Phương án nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các phương án quản lý, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng bị suy thoái (trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, làm giầu,…). Cùng với rà soát, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh: dân số, lao động và cơ cấu lao động, thành phần dân tộc; thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu; Đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hoá và sự phụ thuộc của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên rừng trong các khu rừng xây dựng Phương án. Sau đó, chứng tôi khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng trong khu vực: Hệ thống giao thông thông nội, ngoại vi; cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng; cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học; phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái... Đặc biệt chú ý các cơ sở hạ tầng còn thiếu, cần xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Kết hợp điều tra, đánh giá thực trạng và các giá trị tiềm năng phát triển du lịch: tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn; hiện trạng phát triển du lịch (tích cực, hạn chế); hướng giải quyết các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển du lịch. Xác định quy mô các điểm dịch vụ du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa và phát triển cộng đồng. Đồng thời khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn, đầu tư và phát triển tại Ban quản lý rừng phòng hộ; phạm vi ranh giới rừng phòng hộ; cơ cấu tổ chức và năng lực, trình độ của cán bộ và nhân viên tại Ban quản lý rừng phòng hộ; công tác bảo tồn đa dạng sinh học; hiệu quả sự phối hợp và hỗ trợ của các cấp chính quyền; thực trạng các dự án đầu tư đã thực hiện; tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư trong các dự án đầu tư... Xem xét tính phù hợp, những khó khăn và thách thức đối với việc triển khai các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái, nghiên cứu khoa học, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Cùng với đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Cuối cùng chúng tôi khảo sát xây dựng hoàn thiện các loại bản đồ ngoại nghiệp: (1)Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; (2) Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565: 2016 (hiện trạng thảm thực vật rừng, phân bố các loài động vật, thực vật quý hiếm…); (3) Bản đồ Phương án quản lý rừng bền vững cho Ban quản lý rừng  phòng hộ huyện Văn Bàn, giai đoạn 2021-2030.

Khảo sát điểm du lịch sinh thái

Chúng tôi đã có 8 báo cáo đề dẫn: (1) Báo cáo rà soát khu hệ động vật rừng; (2) Báo cáo roát khu hệ thực vật rừng; (3) Báo cáo hiện trạng rừng và sử dụng đất; (4) Báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng trong khu vực; (5) Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội; (6) Báo cáo đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch; (7) Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển; (8) Báo cáo về các khu rừng có giá trị bảo tồn cao. Cùng với 3 Bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Ban quản lý rừng phòng hộ, tỷ lệ 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000; Bản đồ hiện trạng rừng theo Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 về thảm thực vật rừng và phân bố các loài động, thực vật quí hiếm… cho Ban quản lý rừng phòng hộ, tỷ lệ 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000; Bản đồ Phương án quản lý rừng bền vững cho Ban quản lý rừng giai đoạn 2021-2030, tỷ lệ 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 là kết quả của dự án được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt Phương án kèm theo Báo cáo thuyết minh “Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, giai đoạn 2021-2030”.

Hội nghị báo cáo kết quả phương án

Bình luận

Tin tức mới

Fanpage facebook
Bài viết xem nhiều

Đối tác





Bài viết mới nhất